Những nhà mua hàng đang đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý tác động của COVID-19
Những người đang làm trong lĩnh vực mua hàng đang tập trung vào 7 hành động chính để giải quyết mối đe dọa đối với tính liên tục trong kinh doanh do Corona virus gây ra.
Một cuộc khảo sát của các tổ chức tại CASME (Centre for the Advancement of Science and Mathematics Education - Trung tâm vì sự tiến bộ giáo dục khoa học và toán học), tiến hành khảo sát trên một mạng lưới thành viên là các nhà mua hàng tại các tập đoàn trên toàn cầu, cho thấy các nhóm mua hàng đang đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý tác động của virus Covid-19.
CASME cho biết họ đã đặt câu hỏi cho những người đồng ý tham gia khảo sát để "hiểu các hành động hiện đang được thực hiện để giảm thiêu tác động của sự gián đoạn chuỗi cung ứng", hơn 50 tổ chức đã tham gia và trả lời khảo sát, nhóm thực hiện đã xác định ra 7 động thái của các nhà mua hàng nhằm đối phó với sự tác động của Corona virus.
7 hành động bao gồm:
1. Lập bản đồ các nhà cung cấp và xác định những nhà cung cấp đang ở khu vực địa lý có rủi ro lây nhiễm cao, qua đó hiểu được mức độ tiềm ẩn rủi ro nếu họ phải làm việc với các nhà cung cấp đến từ những khu vực đó.
2. Ưu tiên tìm nguồn cung ứng thiết bị bảo vệ cho nhân viên như mặt nạ, nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn.
Tại Việt Nam, các nhà mua hàng cũng thường xuyên thảo luận trong các diễn đàn nhóm và cộng đồng thu mua về nguồn cung ứng, chất lượng và giá cả của các mặt hàng này.
3. Hiểu những mặt hàng nào có nguồn gốc có khả năng bị trì hoãn hoặc bị ảnh hưởng và lập kế hoạch cho các tình huống xấu nhất.
Các nhóm mua hàng có thể lên kế hoạch tìm kiếm nhà cung cấp thay thế hoặc sản phẩm thay thế đến từ các nhà cung cấp không nằm trong vùng dịch hoặc vùng có nguy cơ lây nhiễm.
4. Đẩy nhanh việc giới thiệu các nhà cung cấp thay thế với ban lãnh đạo và các phòng ban liên quan như sản xuất, kinh doanh...
5. Nâng mức tồn kho an toàn lên
6. Yêu cầu các nhân viên trong các khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao làm việc tại nhà, hoặc nơi nào có thể, tránh tham gia giao thông công cộng.
7. Hủy bỏ các cuộc họp nhóm hoặc các hội nghị khu vực và cấm du lịch đến những vùng dịch như Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan.
Graham Crawshaw, giám đốc dịch vụ toàn cầu tại CASME nói: “Việc giữ liên lạc với các nhà cung cấp là điều quan trọng, nhằm mục đích thảo luận và thông báo các giải pháp để đối phó với Corona virus hoặc những thay đổi đối với việc đặt hàng và những thách thức mà các nhà cung cấp phải đối mặt."
“Trong cuộc khủng hoảng này, các công ty đang nhận ra giá trị của các hệ thống quản lý quan hệ với các nhà cung cấp – đặc biệt là khi các nhà cung cấp chỉ còn lượng hàng có sẵn đang ở mức hạn chế, khi đó nếu họ coi các bạn là khách hàng ưu tiên, họ sẽ ưu tiên cung cấp cho bạn thay vì cung cấp cho những đơn đặt hàng vãng lai hoặc những đơn đặt hàng từ những khách hàng không có mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên người mua cũng nên hiểu sự cần thiết phải chấp nhận việc tăng giá như là một phần của mối quan hệ, đặc biệt là trong bối cảnh cung cầu đang bị mất cân bằng."
“Bộ phận mua hàng cũng đang liên lạc nội bộ, làm việc với các phòng ban liên quan để tránh gây ra sự lo sợ và tập trung vào phát triển và thực hiện thành công các kế hoạch hành động nhằm giảm thiểu rủi ro."
Theo crip.org
Trần Chính