10 lời khuyên vận hành xe nâng giúp giữ an toàn nơi làm việc
Xe nâng là những thiết bị vô cùng hữu ích, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp để nâng cao năng suất và bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của nhân viên. Nhưng chúng cũng có thể cực kỳ nguy hiểm, với hàng ngàn vụ tai nạn xe nâng mỗi năm dẫn đến thương tích đôi khi nghiêm trọng và thường gây ra bởi tài xế vận hành không đúng cách và không an toàn hoặc thiếu kiến thức.
Dưới đây là một vài lời khuyên sẽ giúp bạn giữ nơi làm việc của bạn an toàn và đảm bảo bạn nhận lại được nhiều nhất từ thiết bị và nhân viên của mình.
1. Cung cấp đào tạo cho nhân viên vận hành xe nâng
Đây không chỉ là một lựa chọn hợp lý, mà là một nghĩa vụ pháp lý. Là một người sử dụng lao động, bạn phải đảm bảo rằng nhóm của bạn được cung cấp tất cả các khóa đào tạo cần thiết để vận hành xe nâng một cách an toàn và hợp pháp và giữ cho bản thân, đồng nghiệp và khách khi đến nhà xưởng của bạn an toàn và không bị tổn hại.
2. Cung cấp trang phục làm việc an toàn
Nhân viên vận hành xe nâng phải được trang bị đầy đủ các vật dụng sau:
+ Một chiếc nón bảo hiểm – bắt buộc phải có cho bất kỳ môi trường xây dựng hoặc kho bãi
+ Giày bảo hộ – có thể là cách đơn giản nhất để tránh những tai nạn có khả năng xảy ra
+ Áo bảo hộ – cần thiết cho tất cả mọi người có mặt trong nhà xưởng - không chỉ các nhân viên vận hành xe nâng
+ Quần áo vừa vặn với cơ thể – quần áo rộng, tay áo hoặc chân quần, có thể dễ dàng bị mắc kẹt trong máy móc
3. Thường xuyên kiểm tra an toàn
Người vận hành xe nâng nên được dạy về tầm quan trọng của kiểm tra an toàn trước khi sử dụng và cách kiểm tra xe nâng đúng cách trước khi sử dụng - mọi lúc. Một số điều cần kiểm tra trước mỗi lần sử dụng bao gồm:
+ Brakes - Phanh
+ Steering - Hệ thống lái
+ Controls - Hệ thống điều khiển
+ Warning devices - Thiết bị cảnh báo an toàn
+ Mast - Khung nâng
+ Tyres - Bánh xe
Khi có bất kỳ vấn đề hoặc lỗi nào được phát hiện, hoặc bất kỳ dấu hiệu hao mòn quá mức nào trở nên rõ ràng, chiếc xe nâng nên ngay lập tức được sửa chữa.
4. Khởi động xe nâng
Như với bất kỳ chiếc xe nào, có một số điều cần kiểm tra trước khi bạn khởi động động cơ vì bạn sẽ không thể điều chỉnh một khi chiếc xe đang chuyển động:
+ Gương nên được định vị để cho người vận hành nhìn rõ mọi thứ xung quanh
+ Ghế ngồi và hệ thống điều khiển sẽ cần điều chỉnh tuỳ trường hợp sao cho người vận hành cảm thấy thoải mái nhất
+ Thắt dây an toàn trước khi khởi động xe
5. Hãy cẩn thận và quan tâm đến xung quanh bạn
Bạn phải luôn vận hành xe nâng của mình theo các quy tắc an toàn tại khu vực làm việc, giới hạn tốc độ và chú ý đến các hướng dẫn an toàn, mà ở hầu hết các nơi liên quan đến:
vận hành xe nâng theo những vạch phân sẵn để tăng độ an toàn trong nhà xưởng
+ Chỉ vận hành xe trên những vạch đường đi được vạch sẵn.
+ Giữ tốc độ di chuyển ở mức thấp. Tại các nhà xưởng ở Mỹ và Châu Âu, tính an toàn và tự động cao, nên tốc độ họ quy định là dưới 16 km/h. Nhưng tại Việt Nam, nên hạ chuẩn xuống dưới 10 km/h. Một số nhà máy tại Việt Nam hiện đang quy định tốc độ của xe nâng dưới 10 km/h, thậm chí các giám đốc sản xuất, bộ phận an toàn còn yêu cầu nhà cung cấp xe nâng lắp thêm bộ giới hạn tốc độ di chuyển.
+ Kiểm tra các dấu hiệu tiềm ẩn không an toàn như trần nhà thấp hoặc chiều cao của cửa ra. Các lối nhập xuất hàng, khu vực xếp dỡ hàng hóa và khu vực cấm.
+ Biết vị trí các cạnh của các đường dốc. Cửa và hầm cont. Nhờ đó, bạn có thể vận hành cùng với chúng một cách an toàn.
nếu trái boom này phát nổ thì sẽ thế nào ???
6. Tránh các mối nguy hiểm
Điều quan trọng là bạn phải biết rõ khu vực bạn sẽ vận hành xe nâng an toàn, vì một cú va chạm vô hình trên lộ trình di chuyển có thể khiến chiếc xe bị lật và gây thương tích cho chính bạn và những người khác, và còn làm hư hỏng xe của bạn.
+ Hãy cảnh giác với các vật nhô lên trên bề mặt sàn nhà xưởng, với các bình hoặc đường ống có áp suất cao, với bề mặt trơn và không bằng phẳng.
+ Tránh mọi vật liệu lỏng lẻo - không chắc chắn, đồ vật hoặc sàn
+ Hãy chậm lại tại các góc cua hoặc cửa ra vào, đặc biệt khi tầm nhìn bị giới hạn
+ Sử dụng đèn cảnh báo xoay để cảnh báo người đi bộ tại khu vực bạn và xe đang làm việc.
+ Giữ một khoảng cách an toàn với các hoạt động vận hành và các phương tiện khác.
+ Duy trì khoảng cách dừng an toàn mọi lúc.
7. Quy trình xếp dỡ hàng hóa an toàn
Một trong những nguyên nhân lớn nhất gây ra tai nạn xe nâng là hoạt động nâng hạ hàng hóa không an toàn. Tải trọng không đều ở các điểm trên trên kiện hàng (góc nặng, góc nhẹ), hoặc tâm tải không đúng. Kiện hàng quá nặng hoặc quá cao có thể khiến xe nâng bị lật, dẫn đến các tai nạn mà có thể tránh được nếu người vận hành chú tâm và hoạt động đúng cách. Các quy tắc rất đơn giản như sau:
+ Kiện hàng nên nghiêng nhẹ về phía xe.
+ Giữ càng nâng và kiện hàng ở vị trí thấp khi đang di chuyển
+ Kiện hàng phải được phân bổ đồng đều trọng lượng trên 1 diện tích, đồng thời phân bổ đều cho cả 2 càng nâng. (không nên 1 bên quá nặng, và bên còn lại thì quá nhẹ)
+ Các kiện hàng nên được chất trên pallet trước khi dùng xe nâng xúc
+ Kiểm tra bất kỳ chướng ngại vật trên cao nào trước khi xếp chông lên trên
+ Sử dụng dây buộc, dây đai hoặc màng quấn để cố định kiện hàng thành 1 khối đồng nhất.
+ Không nâng quá tải
+ Không đẩy kiện hàng bằng càng
+ Không bao giờ nâng quá tải tối đa của xe hoặc tải của phụ kiện
+ Luôn kiểm tra tải trọng của kiện hàng trước khi di chuyển
8. Duy trì tầm nhìn tốt
Một yếu tố khác góp phần vào nhiều vụ tai nạn xe nâng là không thể nhìn rõ phía trước, điều này không chỉ nguy hiểm cho người vận hành xe nâng mà còn nguy hiểm với bất kỳ người nào đang đi bộ hoặc đang làm việc trong khu vực đó. Duy trì quan điểm rõ ràng về tầm nhìn và tải trọng là chìa khóa để nâng cao sự an toàn.
+ Giữ kiện hàng ở vị trí thấp nhất có thể khi di chuyển để giúp tầm nhìn của bạn được rõ ràng nhất. Trong trường hợp bạn phải xử lý kiện hàng đã được xếp quá cao, bạn nên đi lùi để tầm nhìn luôn được rộng nhất.
nếu tầm nhìn phía trước bị hạn chế, hãy đi lùi
+ Nếu cần thiết, vận hành xe đi lùi
+ Chắc chắn bạn có thể nhìn thấy kiện hàng một cách rõ ràng, để có thể kiểm tra nó vẫn an toàn
+ Nếu phải vận hành xe ngoài trời, và thời tiết xấu ảnh hưởng đến tầm nhìn của bạn, hãy dừng công việc lại.
+ Nếu cần thiết, tìm cho mình một cái nhìn (có thể là vật hoặc dấu hiệu hoặc người) có thể hỗ trợ bạn và luôn giữ trong tầm mắt
+ Vận hành xe đi lùi khi cần cải thiện tầm nhìn, ngoại trừ khi đi lên dốc
9. Lái xe trên dốc
Các nhà vận hành xe nâng nên duy trì các hoạt động làm việc tốt mọi lúc, đặc biệt là khi đi trên dốc hoặc các đoạn đường nghiêng với kiện hàng. Các quy tắc rất đơn giản:
+ Nếu bạn đang đi lên dốc, không đi lùi
+ Nếu bạn đang đi xuống dốc, hãy đi lùi
+ Luôn tập trung nhìn theo hướng di chuyển
+ Sử dụng các thiết bị an toàn hỗ trợ thêm nếu cần thiết
+ Tránh xa các góc của dốc
+ Không đi trên dốc không có thanh rail hoặc gờ chắn
+ Không đi trên dốc quá nghiêng so với khuyến cáo từ nhà sản xuất xe nâng
+ Đừng bao giờ quay đầu, thay đổi hướng hoặc tải trọng khi đang ở trên đốc
10. Cuối ca làm việc
Khi nhiệm vụ hoàn thành hoặc ca làm việc kết thúc, xe nâng sẽ được đưa trở lại khu vực được chỉ định và đậu an toàn trong không gian dành cho chúng.
Không nên thay đổi người vận hành giữa ca, hoặc trong một khu vực không được phép. Vì người vận hành mới không có được thời gian để kiểm tra an toàn xe và điều chỉnh ghế lái, điều chỉnh gương cho phù hợp với họ trong khu vực an toàn được chỉ định.
Xem thêm:
- Tại sao lại cần thắt dây an toàn khi vận hành xe nâng
- Điều gì ngăn xe nâng không bị lật ?
- Nghề thu mua: Cực khó (P1) 6 thách thức mà các nhà mua hàng luôn phải đối mặt
- 7 tips giúp tăng tuổi thọ ắc quy xe nâng của bạn
Tham khảo thêm các thông tin về xe nâng và hướng dẫn vận hành an toàn tại đây
CÔNG TY CỔ PHẦN GEE (VIỆT NAM)
83 Phan Văn Hân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0933 666 667
Website: https://geecorp.com.vn/