Xe Nâng Điện
Xe Nâng Điện tên Tiếng Anh là Forklift Battery viết tắt là FB hoặc Electric Staker đối với dòng xe đứng lái, là loại xe nâng dùng bình ắc quy hoặc cắm điện để di chuyển và nâng hàng nhanh chóng giúp thay thế sức người, sử dụng hai mô tơ, mô tơ di chuyển dành cho việc di chuyển, và mô tơ nâng hạ dành cho việc nâng hạ. Nếu chỉ sử dụng 1 mô tơ cho việc nâng hạ hoặc chỉ cho việc di chuyển thì người ta gọi đó là xe nâng bán tự động, vì chỉ có một nửa công năng dùng ắc quy. Nếu sử dụng cả hai mô tơ cho cả việc di chuyển và việc nâng hạ, thì người ta gọi là xe nâng tự động hoặc Xe Nâng Điện. Với sự phát triển và ngày càng hoàn thiện thì Xe Nâng Điện đang trở thành thiết bị nâng hạ quan trọng trong ngành công nghiệp bốc xếp.
Xe Nâng Điện được phát triển rộng khắp trên thế giới từ thập niên 70. Hiện nay dòng xe này với nhiều cải tiến mới về công nghệ để phù hợp với nhu cầu hàng hóa thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Cấu Tạo Và Cách Sử Dụng Của Xe Nâng Điện?
Về nguyên lý và cấu tạo của Xe Nâng Điện mỗi loại sẽ có cấu tạo và hình dáng khác nhau. Ví dụ như dòng xe đứng lái sẽ khác hoàn toàn về hình dáng với dòng xe ngồi lái và các dòng xe tương tự khác.
Nhưng tựu chung lại về cấu tạo sẽ có những bộ phận chung và bắt buộc dòng Xe Nâng Điện nào cũng phải có:
- Cụm Thủy Lực: Đây là một trong những phần quan trọng cấu thành nên một chiếc xe nâng. Nhìn chung các dòng xe nâng thì không thể thiếu thủy lực được. Tải trọng và chiều cao nâng càng lớn, thì cụm thủy lực càng phải to,
- Động Cơ: Đối với dòng Xe Nâng Điện động cơ sử dụng đa phần là động cơ 1 chiều. Dòng động cơ chuyên dụng của nguồn điện ắc quy. Động cơ thường được chia làm động cơ nâng và động cơ di chuyển. Hoặc chung một động cơ nhưng có 2 dây dẫn khác nhau thông qua bộ chia động cơ.
- Acquy Xe Nâng Điện: Đây là nguồn cung cấp cho toàn bộ hoạt động của Xe Nâng Điện. Việc sử dụng loại bình bao nhiêu vôn, dung lượng bình bao nhiêu Ah phụ thuộc vào dòng xe nâng bạn chọn sử dụng. Mỗi dòng xe sẽ có kích thước bình khác nhau.
- Phần Bánh Xe Lốp Xe: Mỗi dòng xe nâng sẽ sử dụng các loại bánh khác nhau. Đặc thù các loại bánh sẽ hiệu quả nhất đối với 1 loại sàn làm việc. Đa số dòng xe đứng lái gầm thấp sẽ sử dụng loại bánh Pu. Dòng ngồi lái sẽ sử dụng bánh cao su đặc hoặc hơi.
Trên đây là cấu tạo cơ bản của Xe Nâng Điện. Mỗi loại xe có thêm những phụ tùng khác nữa để cấu thành lên một chiếc xe hoàn hảo.
Ưu Nhược Điểm Khi Sử Dụng Xe Nâng Điện?
Ưu Điểm Của Xe Nâng Điện:
- Xe Nâng Điện dòng mới ra đương nhiên là có những ưu điểm mới hoặc khắc phục được những yếu điểm của dòng xe cũ.
- Xe Nâng Điện trước đây đa số sử dụng xe nâng động cơ dầu, hoạt động thường gây tiếng ồn và xả khói bụi mù mịt thì giờ đây dòng xe nâng chạy điện đã hoàn toàn khắc phục được. Vận hành êm ái trơn tru, sạch sẽ.
- Nguyên liệu sử dụng của dòng Xe Nâng Điện này hoàn toàn sạch. Sử dụng bằng cách cắm sạc vào nguồn điện 220v như bạn sạc điện thoại vậy. Nên dường như chi phí nhiên liệu hoàn toàn thấp.
- Việc sử dụng xe nâng hạ bằng điện sẽ mang lại cho bạn hiệu quả tối ưu. Giảm sức người mang lại hiệu quả kinh tế và giảm chi phí nhân công trong quá trình làm việc cũng như thu gom bốc dỡ hàng hóa.
Nhược Điểm Của Xe Nâng Điện::
- Tốc độ di chuyển của Xe Nâng Điện chưa được cao. Trung bình khoảng 4km/h. Xe nâng thường làm việc với trọng lượng lớn. Nên việc hạn chế tốc độ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn.
- Tải trọng nâng của dòng Xe Nâng Điện thông thường làm việc từ 1 tấn tới 3 tấn. Nếu so với xe nâng dầu thì còn thấp hơn rất nhiều. Điều này sẽ được khắc phục trong tương lai gần. Khi nguồn nguyên liệu tái sinh vẫn luôn được nghiên cứu và phát triển.
Các Loại Xe Nâng Điện?
- Xe Nâng Điện Đứng Lái: Sử dụng động cơ điện để nâng hạ và di chuyển, nhưng chiều cao nâng tối đa của thiết bị này chỉ cao được 20cm. Dòng xe này giúp bạn di chuyển các pallet hàng bên tầm dưới. Nếu công việc di chuyển hàng hóa của bạn nhiều thì đây là một lựa chọn tốt.
- Xe Nâng VNA: Tên Tiếng Anh là Very Narrow Aisle - xe nâng hoạt động xếp dỡ hàng hóa trong kho kệ có lối đi rất hẹp chỉ từ 1.6m. Nhờ tiết kiệm được rất nhiều diện tích và khoảng không dành cho lối đi của xe nâng nên công suất lưu trữ hàng hóa trong kho tăng lên từ 30-50%.
- Xe Nâng Điện Ngồi Lái 3 Bánh: Loại Xe Nâng Điện có thể được điều khiển. Ngoài các tính năng chính của xe nâng đối trọng, ba bánh xe có thể di chuyển theo một hướng ở mọi góc độ. Do đó, mô hình linh hoạt trong việc điều khiển. Di chuyển xe nâng theo hướng. Mô hình này giải quyết vấn đề quay vật liệu dài trong một không gian hẹp, giúp tiết kiệm đáng kể không gian và có thể được xếp theo đường chéo và tháo rời trong xe lửa và xe hơi.
- Xe Nâng Điện Ngồi Lái 4 Bánh: Loại xe có cấu trúc bánh xe bao gồm một bánh lái ở mỗi góc phía sau được điều khiển bởi xylanh thủy lực tác động kép. Chúng cung cấp sự ổn định tốt hơn khi rẽ và phù hợp hơn cho các hoạt động nâng hạ và di chuyển hàng hóa trên các bề mặt sàn và kho bãi không bằng phẳng nhờ vào trục lái phía sau dạng trục khuỷu khớp nối. Xe được sử dụng rộng rãi thay thế cho xe nâng dầu và xe nâng ga. Với trình độ con người hiện tại có thể thiết kế Xe Nâng Điện lên đến tải trọng 25 tấn. Nên không còn luận điểm cho rằng Xe Nâng Điện là yếu nữa.
- Xe Cho Kệ Double Deep: Đối với kệ Double Deep, để tiếp cận và lấy được kiện hàng ở dãy thứ 2 cần phải có xe nâng chuyên dụng, loại xe mà càng có thể vươn ra hơn 1m để lấy được pallet phía trong. Xe để vận hành kệ Double deep có 2 loại: Pantograph double deep reach truck và Telescopic reach truck. Một số người dùng thuật ngữ là Mast cố định và Mast move. Hay bình dân hơn là Mast đứng và Mast chạy.
GEE (Việt Nam) - Công ty hàng đầu về tư vấn và cung cấp giải pháp nâng hạ và kho vận. Hoạt động kinh doanh chính của chúng tôi bao gồm:
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thông tin miễn phí:
- Địa chỉ: 83 Phan Văn Hân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Điện thoại: 0933 666667
- Email: info@geecorp.com.vn