Bảo dưỡng xe nâng là một việc cần phải làm thường xuyên theo một mốc thời gian quy định để có thể đảm bảo được độ bền và tuổi thọ làm việc cho Xe Nâng Hàng.
Còn đối với người sử dụng xe nâng, thì đa phần chỉ quan tâm đến giá mua sản phẩm và khai thác sử dụng mà không chú ý nhiều đến việc bảo dưỡng bảo trì. Mà trong khi đây mới chính là yếu tố quan trọng giúp cho tuổi thọ xe nâng được nâng cao và khả năng khai thác sử dụng được lâu bền, ổn định nhất.
Gee Việt Nam sẽ chia sẻ những kiến thức cần thiết và thông tin cơ bản về cách bảo dưỡng Xe Nâng Hàng và quy trình bảo trì bảo dưỡng xe nâng dầu, xe nâng điện đang bán trên thị trường hiện nay.
Từ những kiến thức cơ bản này, bạn có thể biết được chúng ta nên làm gì? Và vào thời gian nào để không mất đi những chi phí và tiền bạc vào những hư hỏng gây ra do bỏ quên không chăm sóc Xe Nâng Hàng.
Quy trình để bảo dưỡng Xe Nâng dầu
Xe nâng chạy dầu diesel là một loại xe thường hoạt động với cường độ cao, môi trường làm việc khắc nghiệt, hao mòn nhanh. Chính vì vậy chúng tôi hướng dẫn chi tiết quá trình bảo trì của loại xe nâng này trước.
Không phải cứ mỗi lần kiểm tra, bảo trì xe nâng chúng ta đều làm tất cả các phần việc liên quan đến toàn bộ Xe Nâng Hàng mà cần làm theo trình tự đối với mỗi hạng mục khác nhau. Với chi tiết như sau:
Trước khi bắt đầu một ngày làm việc mới, bạn cần phải kiểm tra xem xe trước khi vận hành bằng mắt thường và cảm quan về các bộ phận như là:
- Kiểm tra dầu phanh
- Kiểm tra nhớt máy
- Kiểm tra nước làm mát
- Kiểm tra hệ thống phanh, đèn, còi
- Kiểm tra hệ thống ống dẫn dầu thủy lực, xích nâng
Các bộ phận cần kiểm tra, làm sạch, thay thế định kỳ gồm có
Vệ sinh bộ phận lọc gió (100h sử dụng hoặc 2 tuần/lần), vì lọc gió là bộ phận cần được tháo ra và làm sạch bụi bẩn để không khí lưu thông nhanh và cung cấp khí sạch cho động cơ. Nếu như môi trường làm việc nhiều bụi bạn có thể rút ngắn thời gian 1 tuần/lần, dùng súng hơi hoặc chổi lông quét sạch bụi sau đó lắp trở lại.
Thay dầu động cơ sau khi sử dụng 500h liên tục, với số giờ làm việc hiển thị trên đồng hồ taplo, có thể sử dụng dầu máy 15W40. Sau 2 lần thay dầu động cơ, bạn sẽ thay lọc dầu.
Nhớt hộp số thay mỗi 1000-1500h và 2 lần thay nhớt ta sẽ thay lọc nhớt.
Dầu cầu là loại 75W80 hoặc 80W90 và sau mỗi 1000h sử dụng, chúng ta thay mới dầu cầu một lần.
Dầu phanh cũng cần được kiểm tra và bổ sung thường xuyên, nếu như thấy dầu đổi màu thì chúng ta cần thay dầu phanh mới.
Vì sau mỗi lần bảo trì xe nâng, bạn cần phải bơm mỡ vào các các vị trí có vú mỡ và các bộ phận ma sát nhiều như con lăn, trục đứng…Các dụng cụ bơm mỡ đã được chúng tôi trang bị sẵn khi bàn giao Xe Nâng Hàng mới cho khách hàng.
Quy trình bảo dưỡng đối với xe nâng điện
Đối với xe nâng điện, điều trước tiên bạn cần làm sạch xe bằng khăn khô sau đó sử dụng dầu hỏa, xăng hoặc hóa chất tẩy và lau sạch các vết bẩn, vết rỉ sét bên ngoài.
Vệ sinh bình acquy, kiểm tra xem nước bình, châm nước bình acquy nếu như thấy bình thiếu nước.
Kiểm tra bộ sạc điện, khi bình ắc quy đầy có chức năng tự động ngắt hay không. Nếu như chức năng này bị hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ và khả năng sạc điện của xe.
Kiểm tra lại hệ thống thủy lực, mức dầu, phớt thủy lực, xilanh, nếu thiếu dầu thủy lực thì cần bổ sung thêm vào.
Kiểm tra các động cơ di chuyển và động cơ thủy lực phần nâng hạ, bơm mỡ vào các phần ma sát lớn như nhông hay xích, bạc đạn, các cơ cấu chuyển động.
Vệ sinh kỹ các bo mạch điện tử, kiểm tra đầu nối dây điện, nếu như có hiện tượng hư hỏng và tính trạng hoạt động kém thì cần được thay thế ngay.
Kiểm tra phanh, đèn, còi, chuyển động của hệ thống trợ lực lái, nếu như bơm dầu mỡ vào hệ thống trợ lực lái.
Hàng tuần, bạn nên kiểm tra và rửa xe sạch sẽ, sau đó lại bơm mỡ vào những đầu vú mỡ, làm mềm các xích nâng bằng nhớt và siết lại toàn bộ ốc vít gắn trên xe vì sau khoảng 1 tuần hoạt động chúng có thể đã bị lỏng.
Trên đây là tips kiểm tra và bảo trì xe nâng thường xuyên sẽ giúp bạn hoàn toàn yên tâm sử dụng và tuổi thọ xe tăng thêm 30%, luôn vận hành ổn định để phục vụ công việc.
Hướng dẫn thay nhớt Xe Nâng Hàng
Các công việc đơn giản như vệ sinh lọc gió hay thay nhớt động cơ, nhớt hộp số là những việc cơ bản nhất mà bạn cần làm để đảm bảo Xe Nâng Hàng luôn trong tình trạng tốt nhất. Hãy theo dõi thêm để nắm rõ những kiến thức cần thiết
Bước 1: Chuẩn bị để thay nhớt động cơ
Khi đủ số giờ làm việc, trước khi thay nhớt động cơ bạn cần phải chuẩn bị như sau:
Loại nhớt động cơ này là nhớt 50 dành cho xe nâng dầu diesel, chuẩn bị 1 thùng 20 lít. Bạn nên bảo trì nhiều xe nâng cùng lúc để tiết kiệm thời gian và công sức, nếu không dùng hết bạn có thể để lại cho lần sau và hãy sử dụng nhớt của các hãng Castrol, Sell, những thương hiệu chuyên cung cấp nhớt động cơ để tránh làm hại máy bởi các sản phẩm không rõ nguồn gốc.
Nên thay nhớt vào buổi sáng sớm bởi vì sau một đêm dừng làm việc, động cơ đã không còn bị nóng và bạn không còn phải khổ sở vật lộn với động cơ đang nóng mà muốn thay nhớt.
Chuẩn bị các khay đựng dầu thải, vừa đủ để lọt gầm xe (gầm xe nâng hàng thường rất thấp). Khay đựng này đảm bảo thể tích 10 lít dành cho xe nâng hàng dưới 3.5 tấn, đối với xe nâng 5 tấn trở lên, thì chuẩn bị khay đựng 15 lít. Và An toàn hơn nếu bạn có thêm một kích thủy lực cỡ nhỏ dành cho ô tô.
Bạn cần có thêm một bộ đồ nghề, tấm nằm để vặn bulong đáy cac-te.
Như vậy là bạn đã hoàn thành các khâu chuẩn bị rồi đó.
Bước 2: Tiến hành thay nhớt động cơ Xe Nâng Hàng
Khi động cơ không bị nóng thì bạn làm việc rất nhanh và dễ dàng, đầu tiên đặt tấm nằm xuống, để khay nhựa hứng dầu vào bên trong, tránh vị trí con bulong để bạn nới lỏng nó trước, rồi sau đó đặt khay vào và tháo hẳn bulong ra ngoài. Khi chờ dầu chảy hết, bạn nên mở nắp capo lên, lau sạch nắp máy nhé, tháo và lau sạch nắp đổ nhớt, mở cái nắp đó ra thì nhớt sẽ chảy nhanh và sạch hơn. Khi dầu nhớt chảy gần hết, vặn lại con bulong với lực siết vừa tay.
Bạn lấy dầu thải và đồ nghề ra khỏi gầm xe, mở nắp bình nhớt mới và đổ vào khoang các động cơ, chú ý đổ 8 lít rồi kiểm tra thước thăm ngay nhé. Đây là thể tích cho xe khoảng 2.5-3.5 tấn, xe 1.5 tấn thì là 4 lít, hãy để mức dầu trong khoảng vạch chỉ từ L đến H, tốt nhất là ở vị trí H.
Các bạn đổ xong thì hãy mở lon phụ gia nhớt đổ vào rồi vặn nắp lại (nếu không có cũng không sao), lau sạch nhớt nếu nó dính trên động cơ.
Nổ máy động cơ, giữ cho nắp capo mở, khởi động cho máy nổ ở mức ga nhỏ vài phút, đừng nên vội ga to lên ngay. Máy nổ 4-5 phút thì bạn tăng ga lên, ổn định 1 phút thì bạn có thể cho xe hoạt động bình thường được rồi.
Trên đây là lịch trình và cách bảo trì Xe Nâng Hàng cơ bản bạn cần nắm được, có thể tự làm được, còn đối với việc kiểm tra và bảo trì tổng thể, bạn nên sử dụng các dịch vụ bảo trì xe nâng hiện được cung cấp bởi rất nhiều đơn vị với mức giá và khác nhau tùy thuộc vào từng loại xe nâng.
Đối với Xe Nâng Hàng cũ, thời gian bạn định kỳ sẽ ngắn hơn và phức tạp hơn bởi xe nâng cũ được sử dụng lâu năm và đã được thay thế bởi nhiều phụ tùng, vì vậy chi phí bảo trì sẽ phải lớn và việc tự chăm sóc xe sẽ rất khó khăn hơn với người chưa có kinh nghiệm.
Xe Nâng Hàng mới thông thường sẽ được các nhà cung cấp bảo trì miễn phí trong thời gian bảo hành, đây cũng là thời gian để cho các chuyên viên kỹ thuật hướng dẫn bạn các thao tác và kiến thức cần thiết để bạn có thể tự mình bảo trì Xe Nâng Hàng trong thời gian sau, và phụ tùng thay thế có thể liên hệ trước với nhà cung cấp để không phải rơi vào trạng thái bị động nhé các bạn!
GEE (Việt Nam) - Công ty hàng đầu về tư vấn và cung cấp giải pháp nâng hạ và kho vận. Hoạt động kinh doanh chính của chúng tôi bao gồm:
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thông tin miễn phí:
- Địa chỉ: 83 Phan Văn Hân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Điện thoại: 0933 666667
- Email: [email protected]