Có những bộ phận có thể lắp thêm ảnh hưởng đến Cấu Trúc Giá Xe Nâng Hàng ngoài thành phần chính là động cơ và hệ thống thủy lực.
Khác với ô tô tải hay các loại thiết bị khác, xe nâng có nhiều lựa chọn về cấu hình giúp cho xe có thể làm việc với hiệu suất cao nhất. Chính vì vậy, Cấu Trúc Giá Xe Nâng Hàng cũng thay đổi theo những lựa chọn này, vì thế bạn cần phải biết chắc chắn mình cần cấu hình xe nâng như thế nào để chuẩn bị nguồn kinh phí mua xe nâng phù hợp.
Cấu Trúc Giá Xe Nâng Hàng được định hình bởi động cơ và hệ thống thủy lực, đối trọng, đây là các yếu tố quan trọng cốt lõi không thể thay thế. Cùng một mức tải trọng nâng, bạn có thể lựa chọn các loại động cơ khác nhau.
Hệ thống thủy lực là yếu tố quyết định đến khả năng làm việc và độ bền của xe, thông thường mỗi hãng xe nâng chỉ sử dụng một hệ thống thủy lực duy nhất để tạo nên tính đồng bộ cho sản phẩm.
Bộ Phận Lắp Thêm Có Thể Thay Đổi Kích Thước Và Ảnh Hưởng Đến Giá Xe Nâng
Như chúng tôi đã phân tích ở trên, một vài yếu tố hoàn toàn có thể thay đổi về kích thước dài rộng cao hoặc có thể lắp thêm để xe nâng vận hành mang lại hiệu quả tối đa. Hãy cùng xem đây là những bộ phận gì?
Khung nâng: Chiều cao khung nâng là con số cần phải xem xét kỹ lưỡng trước khi mua hàng bởi sau khi đã đưa vào sử dụng bạn không thể kéo dài chiều cao khung lên được nữa, sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng làm việc và hiệu suất của xe. Khung xe nâng thường có chiều cao từ 3m – 6m, tải trọng nâng cũng giảm đi khi chiều cao nâng càng lớn. Giá bán xe cũng sẽ cao hơn khi bạn lựa chọn chiều cao khung lớn hơn, để đảm bảo an toàn bạn cần hướng dẫn người vận hành xe biết cách đọc biểu đồ tải trọng in bên cạnh ghế lái.
Càng nâng: Chiều dài càng nâng của xe tiêu chuẩn là 920mm đối với xe nâng 1.5 tấn; 1070mm đối với xe nâng 2 – 4 tấn; 1220mm đối với xe nâng 5 – 10 tấn. Bạn có thể chọn chiều dài càng nâng lớn hơn với kích thước chiều dài 1520mm, 1820mm, 1970 mm. Nhưng có một điều bạn cần phải lưu ý đó là khi bạn cần càng nâng có chiều dài lớn, đồng nghĩa với kích thước hàng hóa sẽ lớn hơn và tâm tải trọng hàng cũng sẽ thay đổi, lúc này bạn cần phải tuân thủ theo biểu đồ tải trọng nâng và tâm tải trọng để đảm bảo an toàn vận hành.
Lốp xe nâng: Giá xe nâng cơ bản là loại lốp cao su hơi, khi cần đổi sang bộ lốp đặc tiêu chuẩn công ty cung cấp xe nâng cũng tính thêm giá thành vào giá bán, lốp cao su đặc của các loại xe có tải trọng lớn thì giá quy đổi tính thêm càng cao. Ngoài ra đối với xe nâng điện hoạt động trong các khu công nghiệp, bạn có thể lắp thêm lốp đặc không vết, màu trắng, tức không để lại vệt đen sau khi di chuyển.
Bộ công tác lắp thêm: Khác với các bộ phận có thể thay đổi kích thước, option lắp thêm là những bộ phận gia tăng tính năng và có thể không cần lắp nếu chủ xe không muốn gia tăng thêm chi phí. Bộ dịch giá (Side Shifter), bộ dịch càng (Fork Positioner) là hai trong số rất nhiều bộ công tác ảnh hưởng đến cấu trúc giá xe nâng, ngoài ra còn có bộ kẹp giấy, bộ kẹp càng xoay, bộ kẹp gạch để phù hợp với đặc thù sản xuất của từng doanh nghiệp.
GEE (Việt Nam) - Công ty hàng đầu về tư vấn, kiểm tra, sửa chữa xe nâng và cung cấp giải pháp nâng hạ và kho vận. Hoạt động kinh doanh chính của chúng tôi bao gồm:
Hãy liên hệ với chúng tôi để được cung cấp thông tin miễn phí:
- Địa chỉ: 83 Phan Văn Hân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TPHCM
- Điện thoại: 0933 666667
- Email: info@geecorp.com.vn