Mã vạch, vật tưởng chừng rất nhỏ bé, nhưng nó lại làm thay đổi cuộc sống của tất cả chúng ta.
Ra đời năm 1974, mã UPC –một loại mã vạch-đã được các công ty bán lẻ Mỹ nhanh chóng ứng dụng rộng rãi như là một tiêu chuẩn giúp cắt giảm chi phí và tăng tốc độ thanh toán tại quầy.
Ngày nay cái mã được gọi là Mã Sản Phầm Toàn Cầu (UPC-Universal Product Code) đã phổ biến ở mọi ngóc ngách của xã hội. Không có mã vạch, nhiều chuỗi cung ứng chắc hẳn sẽ gãy vụn từng đoạn- cùng với hàng dãy hàng người đầy bực bội xếp hàng dài trong các siêu thị.
Mã UPC được xếp vào nhóm những phát minh công nghệ vĩ đại làm thay đổi cuộc sống của loài người từ những năm 1970 đến nay.
Theo Rodney McMullen, phó chủ tịch của tập đoàn bán lẻ Kroger Co., thì “UPC đã biến các ý tưởng về hệ thống bán lẻ hiện đại thành hiện thực. Nó cho phép chúng ta vận chuyển hàng ngàn sản phẩm khác nhau đến cửa hàng và giúp chủ hàng có thể tìm ra nhiều cách để tiết kiệm chi phí”.
Thật khó mà có thể đánh giá hết tầm quan trọng của mã vạch đến chuỗi cung ứng và thương mại toàn cầu.
Mã vạch đã thay đổi cách chúng ta phân phối sản phẩm cũng tương tự như cách vi mạch thay đổi ngành điện tử. Cho đến nay công nghệ mới, công nghệ định dạng bằng sóng radio (RFID) vẫn chưa thể thay thế mã vạch bởi vấn đề chi phí và triển khai. Và cho dù mã UPC cũng chỉ được sử dụng dụng ở Mỹ và Canada thì nó vẫn là một phần của hệ thống Mã Số Sản Phẩm Thương Mại Toàn Cầu (GTIN-Global Trade Item Numbers) được sử dụng theo dõi sản phẩm trên toàn cầu.
Cho dù nền kinh tế đang đối diện với suy thoái, suy giảm lợi nhuận thì mã vạch vẫn là vật nhỏ bé đáng tin cậy giúp doanh nghiệp tìm ra những phương hướng sáng tạo để tiết kiệm chi phí.
Một số điều bạn có thể chưa biết về mã vạch
- - Lần ứng dụng đầu tiên của mã UPC là vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, ở thành phố Troy, bang Ohio (Mỹ), khi một người đứng quầy ở siêu thị Marsch quét một gói kẹo cao su Wrigley.
- - 35 năm sau đó, hơn 10 tỷ mã UPC được quét mỗi ngày
- - Hơn 200 ngàn doanh nghiệp Mỹ trong hơn 25 ngành công nghiệp khác nhau sử dụng mã UPC
- - Mã vạch giúp chỉ riêng ngành bán lẻ tạp hóa không thôi tiết kiệm 17 tỷ Đô La Mỹ mỗi năm
- - Mỗi mã UPC có ba phần: tiền tố của tên công ty sở hữu nhãn hiệu, mã tham chiếu một sản phẩm cụ thể, và một dãy số “kiểm tra” để đảm bảo sự chính xác
- - Tất cả mã UPC đều được quản lý bởi một tổ chức phi lợi nhuận là GS1 (www.GS1.org) .
- - GS1 cũng đã có mặt tại Việt Nam với đại diện là Trung Tâm Tiêu Chuẩn Chất Lượng (bạn có thể tham khảo tại trang web: www.gs1vn.org ). Các doanh nghiệp Việt Nam có thể gia nhập, đăng ký mã vạch và tham gia các khóa đào tạo của GS1 tại đia chỉ trên.
- - Bạn cũng có thể tìm hiểu về lịch sử của mã UPC tại địa chỉ www.gs1us.org/overview
Nguồn bài viết: VSCI